Luyện tập phương pháp note-taking để việc nghe tiếng Anh trở nên hiệu quả hơn.
Note-taking là kỹ năng quan trọng góp phần giúp bạn thành công hơn trong phần Listening của các bài thi IELTS, TOEFL, TOIEC hay các phần thi nghe tiếng Anh khác. Với một khối lượng quá lớn các thông tin và các chi tiết khá cụ thế, nếu bạn không có kỹ năng ghi chú hiệu quả, bạn sẽ dễ dàng để vuột mất thông tin và từ khóa, dẫn đến việc mất điễm trong phần thi Nghe. Bởi vì note-taking là một kỹ năng có thể học và luyện tập được, vì vậy, hãy tranh thủ luyện tập kỹ năng này để làm bài thi nghe tiếng Anh hiệu quả hơn.
Tự tạo bảng kí tự viết tắt của riêng mình
Việc đầu tiên cần làm đó là tăng tốc độ viết của mình. Bạn khó có thể viết nhanh được nếu viết trọn vẹn câu nói trong bài nghe xuống giấy, do vậy, viết tắt là cách hữu hiệu. Hãy tạo một số quy tắc viết tắt chung cho mình, ví dụ: b4 (before), 2 (too), anw (anyway), btw (by the way),... Một cách viết tắt được khá nhiều bạn áp dụng đó là lược bỏ đi các nguyên am của từ, chẳng hạn: bk (book), simple (smpl), random (rndm),...
Tuy nhiên, những tự viết tắt này phải do chính bạn tạo ra hoặc ít nhất bạn có sự thống nhất cho mình trong cách viết tắt, có như vậy bạn mới dễ dàng ghi nhớ được. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo các cách viết tắt hay của người khác, nhưng nhớ luyện tập nhuần nhuyễn, không thì sẽ dẫn đến tình trạng đọc lại không biết mình viết gì.
Tạo những quy tắc viết tắt riêng cho mình (nguồn: englishlearning)
Phương pháp take note
Khi đã nhuần nhuyễn việc viết tắt, hãy luyện tập bước tiếp theo của quá trình note-taking đó là sắp xếp ý tưởng, liên kết thông tin và những chi tiết quan trọng sao cho logic và dễ tìm những keyword, ý chính. Bạn hãy luôn định hình trong đầu rằng việc ghi chú chỉ là bước giúp bạn ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn, còn nghe mới là mục đích trên hết của bạn. Việc chú trọng vào viết sẽ khiến bạn sao nhãng bài nghe và bỏ mất thông tin hữu ích.
Nắm bắt được cấu trúc của bài nghe tiếng Anh là yếu tố giúp ghi chú hiệu quả hơn vì nó sẽ giúp bạn sắp xếp ý tưởng. Nếu bạn nghe đoạn hội thoại của 2 người về quan điểm khác nhau của một vấn đề nào đó, hãy chia thành 2 cột để liệt kê ý kiến của từng người, ghi chú điểm quan trọng trong nội dung phần nói của họ. Nếu bài nghe là một bài thuyết trình của một người, hãy xác định main topic và các luận điểm được đưa ra. Còn nếu bài nghe nói về một quy trình, hãy vẽ biểu đồ mô tả các bước của quy trình đó. Người nói có thể thêm thắt, bổ sung ví dụ hoặc giải thích các ý của mình, hãy bổ sung thông tin ngoài lề sau đó tập trung lại vào main topic. Vấn đề là bạn cần nắm được mạch của bài, ghi lại các bước của quy trình và bổ sung thông tin khi cần.
Note-taking là kỹ năng quan trọng (nguồn: pastemagazine)
Nên và không nên trong quá trình take note
Thứ nhất, hãy cố găng nắm vững cấu trúc bài, chủ để chính, các luận điểm và mục đích của người nói sau đó viết tắt nhanh gọn xuống giấy. Thứ hai, lược bớt các nội dung không cần thiết của bài nói và tập trung vào các ý như: các điểm bổ sung cho ý chính, các ví dụ được lặp đi lặp lại. Nếu người nói sử dụng một ví dụ phản đề, tức là ví dụ để bác bỏ lập luận ban đầu, thì hãy chú ý rằng sau đó chắc chắn sẽ có phần thông tin bác bỏ ví dụ này và quay lại (trong tiếng Anh gọi là ‘the turnaround’) bổ trợ ý ban đầu. Các lý do, nguyên nhân, kết quả, kết luận, dự đoán, các từ so sánh.
Bạn không nên viết tất cả những gì nghe được. Việc này vừa mất thời gian vừa khiến bạn không tập trung vào bài nghe. Đừng cố gắng viết lại các từ chuyên môn hay những thuật ngữ mang tính kỹ thuật. Nếu có câu hỏi liên quan tới các từ đó, nó sẽ được ghi lại trong câu hỏi.
Note-taking là một trong những kỹ năng hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình luyện tiếng Anh cũng như đạt kết quả cao trong các kì thi. Do đó, hãy chăm chỉ luyện tập để biến kỹ năng này nhé.
>> Lý do vì sao phải học note-taking khi luyện nghe tiếng Anh?
>> 6 bí quyết giỏi tiếng Anh của cô nàng hot girl Khánh Vy
Theo Onedu
Note-taking là kỹ năng quan trọng góp phần giúp bạn thành công hơn trong phần Listening của các bài thi IELTS, TOEFL, TOIEC hay các phần thi nghe tiếng Anh khác. Với một khối lượng quá lớn các thông tin và các chi tiết khá cụ thế, nếu bạn không có kỹ năng ghi chú hiệu quả, bạn sẽ dễ dàng để vuột mất thông tin và từ khóa, dẫn đến việc mất điễm trong phần thi Nghe. Bởi vì note-taking là một kỹ năng có thể học và luyện tập được, vì vậy, hãy tranh thủ luyện tập kỹ năng này để làm bài thi nghe tiếng Anh hiệu quả hơn.
Tự tạo bảng kí tự viết tắt của riêng mình
Việc đầu tiên cần làm đó là tăng tốc độ viết của mình. Bạn khó có thể viết nhanh được nếu viết trọn vẹn câu nói trong bài nghe xuống giấy, do vậy, viết tắt là cách hữu hiệu. Hãy tạo một số quy tắc viết tắt chung cho mình, ví dụ: b4 (before), 2 (too), anw (anyway), btw (by the way),... Một cách viết tắt được khá nhiều bạn áp dụng đó là lược bỏ đi các nguyên am của từ, chẳng hạn: bk (book), simple (smpl), random (rndm),...
Tuy nhiên, những tự viết tắt này phải do chính bạn tạo ra hoặc ít nhất bạn có sự thống nhất cho mình trong cách viết tắt, có như vậy bạn mới dễ dàng ghi nhớ được. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo các cách viết tắt hay của người khác, nhưng nhớ luyện tập nhuần nhuyễn, không thì sẽ dẫn đến tình trạng đọc lại không biết mình viết gì.
Tạo những quy tắc viết tắt riêng cho mình (nguồn: englishlearning)
Phương pháp take note
Khi đã nhuần nhuyễn việc viết tắt, hãy luyện tập bước tiếp theo của quá trình note-taking đó là sắp xếp ý tưởng, liên kết thông tin và những chi tiết quan trọng sao cho logic và dễ tìm những keyword, ý chính. Bạn hãy luôn định hình trong đầu rằng việc ghi chú chỉ là bước giúp bạn ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn, còn nghe mới là mục đích trên hết của bạn. Việc chú trọng vào viết sẽ khiến bạn sao nhãng bài nghe và bỏ mất thông tin hữu ích.
Nắm bắt được cấu trúc của bài nghe tiếng Anh là yếu tố giúp ghi chú hiệu quả hơn vì nó sẽ giúp bạn sắp xếp ý tưởng. Nếu bạn nghe đoạn hội thoại của 2 người về quan điểm khác nhau của một vấn đề nào đó, hãy chia thành 2 cột để liệt kê ý kiến của từng người, ghi chú điểm quan trọng trong nội dung phần nói của họ. Nếu bài nghe là một bài thuyết trình của một người, hãy xác định main topic và các luận điểm được đưa ra. Còn nếu bài nghe nói về một quy trình, hãy vẽ biểu đồ mô tả các bước của quy trình đó. Người nói có thể thêm thắt, bổ sung ví dụ hoặc giải thích các ý của mình, hãy bổ sung thông tin ngoài lề sau đó tập trung lại vào main topic. Vấn đề là bạn cần nắm được mạch của bài, ghi lại các bước của quy trình và bổ sung thông tin khi cần.
Note-taking là kỹ năng quan trọng (nguồn: pastemagazine)
Nên và không nên trong quá trình take note
Thứ nhất, hãy cố găng nắm vững cấu trúc bài, chủ để chính, các luận điểm và mục đích của người nói sau đó viết tắt nhanh gọn xuống giấy. Thứ hai, lược bớt các nội dung không cần thiết của bài nói và tập trung vào các ý như: các điểm bổ sung cho ý chính, các ví dụ được lặp đi lặp lại. Nếu người nói sử dụng một ví dụ phản đề, tức là ví dụ để bác bỏ lập luận ban đầu, thì hãy chú ý rằng sau đó chắc chắn sẽ có phần thông tin bác bỏ ví dụ này và quay lại (trong tiếng Anh gọi là ‘the turnaround’) bổ trợ ý ban đầu. Các lý do, nguyên nhân, kết quả, kết luận, dự đoán, các từ so sánh.
Bạn không nên viết tất cả những gì nghe được. Việc này vừa mất thời gian vừa khiến bạn không tập trung vào bài nghe. Đừng cố gắng viết lại các từ chuyên môn hay những thuật ngữ mang tính kỹ thuật. Nếu có câu hỏi liên quan tới các từ đó, nó sẽ được ghi lại trong câu hỏi.
Note-taking là một trong những kỹ năng hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình luyện tiếng Anh cũng như đạt kết quả cao trong các kì thi. Do đó, hãy chăm chỉ luyện tập để biến kỹ năng này nhé.
>> Lý do vì sao phải học note-taking khi luyện nghe tiếng Anh?
>> 6 bí quyết giỏi tiếng Anh của cô nàng hot girl Khánh Vy
Theo Onedu