duyluanpy
Thành viên mới
Nếu bạn phải đọc một tờ báo hàng nghìn chữ hay một cuốn giáo trình hàng trăm trang hoàn toàn bằng tiếng Anh, có lẽ bạn sẽ cảm thấy chán nản và mất kiên nhẫn. Sau đây là một số thủ thuật đơn giản giúp bạn nâng cao tốc độ đọc hiểu tiếng Anh hiệu quả.
Học từ vựng học thuật thông dụng
Càng biết nhiều từ, bạn càng đọc văn bản nhanh hơn. Hãy tải ứng dụng học từ vựng bằng flashcard hoặc ôn tập theo các danh sách nhất định (như danh sách từ vựng học thuật của Đại học Victoria tại Wellington - Academic World List). Bạn cũng nên học các giới từ để tiết kiệm thời gian tra cứu và nắm rõ cách chia động từ bất quy tắc để không hiểu lệch nghĩa của câu.
Danh sách từ vựng học thuật online của Đại học Victoria
Đọc to… lúc đầu
Mẹo này nghe có vẻ hơi lạ đúng không nào? Trên thực tế, nếu bạn đang ở lớp học hoặc trong thư viện thì không thể nào đọc to được. Về lâu dài, đọc to các tài liệu học thuật ở đại học hẳn không phải là ý tưởng hay. Tuy nhiên, khi mới rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh thì đọc to có thể xem là bước đầu tiên để bạn đọc nhanh hơn.
Đọc to giúp bạn dễ thẩm thấu nội dung văn bản
Các từ viết ra sẽ hiểu dễ hơn nếu bạn“nghe thấy” chúng trong đầu. Bằng cách này, bạn không chỉ ghi nhớ từ vựng lâu hơn mà còn hiểu tiếng Anh nhanh hơn. Một khi đã hiểu được văn bản thì việc nâng cao tốc độ đọc chỉ còn là vấn đề thời gian. Khi kỹ năng và tốc độ đọc hiểu tiếng Anh của bạn đã dần hình thành, bạn có thể chuyển sang đọc bằng mắt.
Một số cách đọc hiểu tiếng Anh phổ biến
Phương pháp đọc hiểu chủ động
Khi đọc chủ động, bạn sẽ đọc và nghiền ngẫm tất cả nội dung của văn bản. Hãy cố gắng xác định câu chủ đề và các ý hỗ trợ trong mỗi đoạn văn. Đồng thời, chú ý đến các “các từ tín hiệu” ra dấu chuyển chủ đề hoặc giới thiệu ý mới. Ngôn ngữ tín hiệu có thể là các từ và các cụm từ như “although”, “on the other hand”, “this is because”,...
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi trọng yếu về chủ đề bạn đang đọc: Vì sao tác giả lại viết văn bản này? Mục đích của văn bản này là gì? Tác giả hướng tới mục tiêu nào? Làm cách nào tác giả đạt được những mục tiêu này?
Bạn có thể áp dụng phương pháp đọc hiểu chủ động vào tiếng mẹ đẻ mà không cần suy nghĩ. Tuy nhiên, khi đọc bằng tiếng Anh, nhiều bạn dễ rơi vào tình trạng đọc bị động khi chỉ đọc theo từng từ hay từng câu trong văn bản. Cách tiếp cận ít chủ động này khiến bạn tốn thời gian vào những từ không quan trọng và ngăn bạn tìm hiểu ý nghĩa sâu xa mà đoạn văn muốn truyền tải. Đừng làm vậy! Thay vào đó, hãy đọc chủ động và tập trung vào những thông tin quan trọng nhất trong bài một cách có chọn lọc.
Phương pháp đọc lướt (Skimming)
Đôi khi bạn không cần đọc toàn bộ bài viết mà chỉ cần đọc sơ qua để biết nội dung tổng thể của bài. Đặc biệt trong trường hợp bạn phải đọc nhiều tài liệu cùng lúc thì việc đọc lướt văn bản để lấy ý chính cũng là một giải pháp “tốt còn hơn không” khi bị thúc ép về mặt thời gian.
Đọc lướt cho bạn cái nhìn tổng quát về nội dung văn bản
Phương pháp đọc này có thể xem là phiên bản đọc chủ động nhanh và đơn giản hơn. Khi đọc lướt văn bản, bạn chỉ cần tìm những câu chủ đề cả mỗi đoạn văn và các ý hỗ trợ. Hãy tập trung vào “content words” (từ nội dung) như danh từ, động từ, tính từ và trạng từ của đoạn văn để xác định chi tiết một cách nhanh chóng. Khi đọc lướt, bạn sẽ bỏ qua phần lớn “grammar words” (từ ngữ pháp) như từ hạn định, đại từ, giới từ,…
Phương pháp đọc dò (Scanning)
Nếu xem đọc lướt là phiên bản nhanh của đọc chủ động thì đọc dò thậm chí là phiên bản đọc lướt nhanh hơn nữa. Khi đọc dò một văn bản, bạn chỉ cần tìm kiếm thông tin cụ thể. Phương pháp đọc tốc độ cao này đặc biệt hữu ích nếu bạn cần trả lời những câu hỏi đọc hiểu. Lấy ví dụ sau. Hãy tưởng tượng bạn đang đọc một đoạn văn chủ đề sinh học về vòng đời của ếch. Nếu một trong những câu hỏi hỏi về chế độ ăn của nòng nọc, bạn có thể dò trong văn bản các từ như “trẻ”, “nòng nọc”, “chế độ ăn uống”, “ăn”, “thức ăn”,... Bạn không cần thiết phải đọc toàn bộ văn bản.
Đọc dò khi bạn muốn tìm thông tin cụ thể
Trên đây là một số phương pháp giúp bạn cải thiện tốc độ đọc hiểu tiếng Anh hiệu quả. Hy vọng bài viết này hữu ích cho việc học tiếng Anh của bạn. Chúc bạn thành công!
Học từ vựng học thuật thông dụng
Càng biết nhiều từ, bạn càng đọc văn bản nhanh hơn. Hãy tải ứng dụng học từ vựng bằng flashcard hoặc ôn tập theo các danh sách nhất định (như danh sách từ vựng học thuật của Đại học Victoria tại Wellington - Academic World List). Bạn cũng nên học các giới từ để tiết kiệm thời gian tra cứu và nắm rõ cách chia động từ bất quy tắc để không hiểu lệch nghĩa của câu.
Danh sách từ vựng học thuật online của Đại học Victoria
Đọc to… lúc đầu
Mẹo này nghe có vẻ hơi lạ đúng không nào? Trên thực tế, nếu bạn đang ở lớp học hoặc trong thư viện thì không thể nào đọc to được. Về lâu dài, đọc to các tài liệu học thuật ở đại học hẳn không phải là ý tưởng hay. Tuy nhiên, khi mới rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh thì đọc to có thể xem là bước đầu tiên để bạn đọc nhanh hơn.
Đọc to giúp bạn dễ thẩm thấu nội dung văn bản
Các từ viết ra sẽ hiểu dễ hơn nếu bạn“nghe thấy” chúng trong đầu. Bằng cách này, bạn không chỉ ghi nhớ từ vựng lâu hơn mà còn hiểu tiếng Anh nhanh hơn. Một khi đã hiểu được văn bản thì việc nâng cao tốc độ đọc chỉ còn là vấn đề thời gian. Khi kỹ năng và tốc độ đọc hiểu tiếng Anh của bạn đã dần hình thành, bạn có thể chuyển sang đọc bằng mắt.
Một số cách đọc hiểu tiếng Anh phổ biến
Phương pháp đọc hiểu chủ động
Khi đọc chủ động, bạn sẽ đọc và nghiền ngẫm tất cả nội dung của văn bản. Hãy cố gắng xác định câu chủ đề và các ý hỗ trợ trong mỗi đoạn văn. Đồng thời, chú ý đến các “các từ tín hiệu” ra dấu chuyển chủ đề hoặc giới thiệu ý mới. Ngôn ngữ tín hiệu có thể là các từ và các cụm từ như “although”, “on the other hand”, “this is because”,...
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi trọng yếu về chủ đề bạn đang đọc: Vì sao tác giả lại viết văn bản này? Mục đích của văn bản này là gì? Tác giả hướng tới mục tiêu nào? Làm cách nào tác giả đạt được những mục tiêu này?
Bạn có thể áp dụng phương pháp đọc hiểu chủ động vào tiếng mẹ đẻ mà không cần suy nghĩ. Tuy nhiên, khi đọc bằng tiếng Anh, nhiều bạn dễ rơi vào tình trạng đọc bị động khi chỉ đọc theo từng từ hay từng câu trong văn bản. Cách tiếp cận ít chủ động này khiến bạn tốn thời gian vào những từ không quan trọng và ngăn bạn tìm hiểu ý nghĩa sâu xa mà đoạn văn muốn truyền tải. Đừng làm vậy! Thay vào đó, hãy đọc chủ động và tập trung vào những thông tin quan trọng nhất trong bài một cách có chọn lọc.
Phương pháp đọc lướt (Skimming)
Đôi khi bạn không cần đọc toàn bộ bài viết mà chỉ cần đọc sơ qua để biết nội dung tổng thể của bài. Đặc biệt trong trường hợp bạn phải đọc nhiều tài liệu cùng lúc thì việc đọc lướt văn bản để lấy ý chính cũng là một giải pháp “tốt còn hơn không” khi bị thúc ép về mặt thời gian.
Đọc lướt cho bạn cái nhìn tổng quát về nội dung văn bản
Phương pháp đọc này có thể xem là phiên bản đọc chủ động nhanh và đơn giản hơn. Khi đọc lướt văn bản, bạn chỉ cần tìm những câu chủ đề cả mỗi đoạn văn và các ý hỗ trợ. Hãy tập trung vào “content words” (từ nội dung) như danh từ, động từ, tính từ và trạng từ của đoạn văn để xác định chi tiết một cách nhanh chóng. Khi đọc lướt, bạn sẽ bỏ qua phần lớn “grammar words” (từ ngữ pháp) như từ hạn định, đại từ, giới từ,…
Phương pháp đọc dò (Scanning)
Nếu xem đọc lướt là phiên bản nhanh của đọc chủ động thì đọc dò thậm chí là phiên bản đọc lướt nhanh hơn nữa. Khi đọc dò một văn bản, bạn chỉ cần tìm kiếm thông tin cụ thể. Phương pháp đọc tốc độ cao này đặc biệt hữu ích nếu bạn cần trả lời những câu hỏi đọc hiểu. Lấy ví dụ sau. Hãy tưởng tượng bạn đang đọc một đoạn văn chủ đề sinh học về vòng đời của ếch. Nếu một trong những câu hỏi hỏi về chế độ ăn của nòng nọc, bạn có thể dò trong văn bản các từ như “trẻ”, “nòng nọc”, “chế độ ăn uống”, “ăn”, “thức ăn”,... Bạn không cần thiết phải đọc toàn bộ văn bản.
Đọc dò khi bạn muốn tìm thông tin cụ thể
Trên đây là một số phương pháp giúp bạn cải thiện tốc độ đọc hiểu tiếng Anh hiệu quả. Hy vọng bài viết này hữu ích cho việc học tiếng Anh của bạn. Chúc bạn thành công!